Kết Quả Tìm Kiếm

Từ một góc nhìn “xưa cũ và bảo thủ” về quan hệ văn hóa Việt - Trung, lạm bàn với Liam C. Kelley

Với các khảo chứng lịch sử - văn hóa in đậm dấu ấn tinh thần dân tộc và ý thức tự chủ, lô-gích từ sự khác biệt cộng đồng tới sự khác biệt văn hóa giữa Việt Nam và Trung Hoa dường như lâu nay đã trở thành một kết luận không còn xa lạ với những ai quan tâm tới vấn đề này; đồng thời cũng từng bước “xếp vào quá khứ” các quan niệm từng thịnh hành một thời rằng văn hóa Việt Nam chỉ là một bộ phận, một phái sinh của văn hóa Trung Hoa. Tất nhiên khi chứng minh, người ta không chỉ bắt đầu từ cảm quan hiện thực, đa số các trường hợp đều sử dụng những cứ liệu lịch sử bao chứa các yếu tố cơ bản có tư cách là tư liệu tiền đề. Và cũng tất nhiên, trước khi đưa ra các kết luận về lịch sử - văn hóa Việt Nam, cần thiết phải đặt nó trở về với bối cảnh phức tạp của các biến thiên lịch sử ở một quốc gia không có truyền thống làm sử chính xác và cập nhật, thêm vào đó là tình trạng thất lạc, mất mát do giặc giã thiên tai... Lại nữa, sự tồn tại và chen lấn của truyền thuyết, của huyền thoại, của các thành phần folklore khác không chỉ mang ý nghĩa bổ sung các nội dung lịch sử - văn hóa “bác học” mà đôi khi còn làm tăng thêm tính “mờ, nhòe” của một số sự kiện, cho dù có hoặc không được ghi chép. Nên tôi vẫn quan niệm, khi nghiên cứu lịch sử - văn hóa Việt Nam, có lẽ câu hỏi: “nó vốn là cái gì” thường khi lại quan trọng hơn câu hỏi: “nó vốn như thế nào?”; nói cách khác, trong từng trường hợp cụ thể, việc mô tả không quan trọng bằng việc tìm hiểu tại sao nó lại như thế... (?). 


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24460043